Thế Giới Côn Trùng 
  Tư vấn nuôi côn trùng qua facebook  Đăng ký nhận tài liệu côn trùng 
Tìm kiếm
Danh mục
Sản Phẩm Mới
  Cách làm chuồng rắn mối con hiểu quả.

Trong những bài trước, Trọng Hoàng đã chia sẽ với các bạn cách để chăm sóc rắn mối con sao cho hiểu quả và giảm tối đa lượng hoa hụt khi nuôi Rắn mối. Trong bài này, Trọng Hoàng tiếp tục chia sẽ với các bạn cách để thực hiện một chuồng nuôi rắn mối và đặc biệt là chuồng nuôi rắn mối con.
 
Vấn đề chuồng nuôi rắn mối là vấn đề cực kỳ quan trọng và nó ảnh hưởng quyết định đến sự thành công trong chăn nuôi. Một chuồng nuôi rắn mối tốt, đảm bao yếu tố bán hoang dã sẽ giúp cho rắn mối sinh trưởng và phát triển một cách nhanh chóng, giúp rắn phòng chống được bệnh tật và đặc biệt là khi làm chuồng nuôi rắn mối đúng kỹ thuật bán hoang dã sẽ làm cho rắn mối sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Từ đó giúp cho người nuôi giảm bướt chi phí đầu vào, giảm hoa hụt trong quá trình nuôi và đặc biệt hơn cả rút ngắn thời gian thu hoạt.
 

Rắn mối 20 ngày tuổi
 
 
Nhưng vấn đề làm chuồng nuôi rắn mối không phải là vấn đề đơn giản, vì hiện nay tại Việt Nam thì có rất nhiều trường phái chăn nuôi rắn mối, mỗi trường phái có một cách làm chuồng rắn mối riêng biệt. Nên để chọn ra cách làm sao cho phù hợp và tốn ít chi phí là vấn đề vô cùng quan trọng.
Trong bài viết này, Trọng Hoàng sẽ chia sẽ với các bạn cách làm chuồng nuôi rắn mối con theo mô hình bán hoang dã. Với mô hình này thì các bạn chỉ cần đầu tư khoảng 2 -3 tr đồng là có thể nuôi được 1000 con rắn mối thưởng phẩm, thời gian làm chuồng chỉ khoảng 1 ngày, vật liệu làm chuồng tương đối đơn giản. Sau đây là cách thực hiện;
 
Diện tích chuồng nuôi:
Để nuôi 1000 con Rắn mối thưởng phẩm thì các bạn cần diện tích khoảng 20 mét vuông, còn đối với 1000 con rắn mối con thì các bạn chỉ cần diện tích tối thiệu khoảng 5 mét vuông là được, nhưng nếu nhiều hơn thì càng tốt. 
Theo Trọng Hoàng thì nên làm 20 mét vuông luôn, để tạo môi trường vui chơi cho rắn và cho rắn lớn lên trong một địa điểm đễ dễ chăm sóc.
 
Cách làm chuồng nuôi:
Chuồng nuôi rắn mối có thể xây bằng xi măng sau đó ốp gạch trơn xung quanh mép chuồng để rắn mối không thể bò ra ngoài. nhưng cách làm này rất tốn chi phí và thời gian làm chuồng tương đối lâu. Trong bài viết này, Trọng Hoàng sẽ chia sẽ với các bạn cách làm chuồng nuôi bằng tôn phẳng, với cách làm này chuông nuôi có thể sự dụng được khoảng 3 đến 4 năm. Chi phí đầu tư chỉ khoảng 3 triệu bao gồm cả cây làm khung chuồng, và tôn lợp khoảng 1 đến 2 mét vuông làm chỏ che mưa, che năng cho rắn mối.
Đối với chuồng nuôi rắn mối thì bà con chú ý chỉ làm chuồng nuôi cao khoảng 50 đến 60 cm là đủ, khi các bạn mua tôn ngoài tiệm về làm chuồng thì tôn sẽ cao khoảng 1,2 mét. Các bạn chỉ cần yêu cầu người bán tôn cắt đôi tôn ra còn 60 cm là đủ. Sau đó các bạn dựng lên và cho âm xuống đất khoảng 10 cm là được.

Chuồng nuôi rắn mối không nên láng nền và bỏ gạch
 
Cách bài trí chuồng nuôi rắn mối:
Hiện nay có một số bà con khi bắt đầu tiến hành nuôi rắn mối, thì làm chuồng nuôi đa số bà con thường láng nền xin măng để rắn mối không bò ra ngoài và vấn đề dọn dẹp chuồng trại được dễ dàng hơn. Các làm này là SAI, sở dĩ Trọng Hoàng phải đối cách làm này là vì;
+ Khi làng nền sẽ tốn khá nhiều chi phí đầu tư ban đầu
+ Chuồng bằng nền xi măng khi gặp trời nắng sẽ tích nhiệt va khi rắn mối bò lên nền sẽ bị hư phần chân và bụng. Đặt biệt là khi làm nền xi măng sẽ làm cho rắn mối dễ bị trầy sước khi bò trên đó

 
+ Khi làm chuồng bằng nền xi măng, mức độ thoát nước và tạo chổ trú ẩn cho rắn mối là không có, điều này sẽ làm giảm khả năng phát triển của Rắn mối.
Lời khuyên của Trọng Hoàng là bà con có thể làm chuồng bằng nền đất, với phương thức làm chuồng bằng nền đất bà con sẽ có những cái lợi sau;
+ Tốn ít chi phí làm chuồng, gần như là không tốn vì chúng ta không phải cải tạo lại nền chuồng mà cứ để cho cỏ mọc tự nhiên là được
+ Tạo được môi trường thiên nhiên cho rắn mối, vì trong chuồng bằng nền đất cỏ mọc rất tốt sẽ tạo môi trường trú ẩn cho rắn mối con, tạo không khí trong lành và cung cấp oxi cho rắn.
+ Chuồng làm bằng nền đất sẽ làm môi trường tự nhiên rất tốt cho các loài côn trùng phát triển, ví dụ như; dế, châu chấu, trùn, gián,... đây là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho rắn mối.
...
 

Rắn mối đực không có chấm hai bên hông giống rắn mối cái trong hình nhỏ
Khu vực chổ ngủ cho rắn mối
Hiện nay, nhiều bà con cho gạch ống vào làm chổ trú ẩn cho Rắn mối, đây lại là một vấn đề sai lầm của người nuôi, khi cho gách ống vào chuồng nuôi sẽ gặp phải những sai lầm như sau;
+ Cho gạch ống vào chuồng nuôi, rắn mối sẽ trốn trong gạch và không chịu ra ăn. Đến khi nào đói bụng gần chết rắn mối ra.
+ Cho gạch ống vào trong chuồng, rắn mối sẽ đi phân trong gạch và phân này sẽ dính vào da rắn mối gây ra các bệnh ngoài da cho rắn. Đặc biệt là gạch ống có những khía cảnh sắc nhọn làm trầy gia rắn mối.
>> ở đây Trọng Hoàng đã đưa ra một giải pháp phá vở kho khăn cho bà con đó là dùng lá chuối, sau khoảng  2 ngày chúng ta sẽ đem lá chuối ra phơi khô để diệt vi khuẩn đồng thời những con rắn mối nào ở bên trong không chịu ra ăn thì mình sẽ lùa chúng ra ngoài để ăn luôn. Cách này vừa đở tốn chi phí mua gạch ông vừa hiể quả trong việc chăm sóc rắn mối và giữ vệ sinh chuồng rắn mối.
 
Trọng Hoàng vừa chi sẽ với bà con một số kinh nghiệm trong việc làm chuồng nuôi rắn mối. Nêu các bạn có thắc mắc gì có thể liên hệ với Trọng Hoàng qua số phone: 0917.193.391 hoặc Emai: [email protected]. Chúc các bạn thành công, chúc cho ngành chăn nuôi côn trùng ngày một phát triển.
 
 
 Trọng Hoàng
Nguồn: thegioicontrung.info
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn www.thegioicontrung.info là vi phạm bản quyền.
 
 
 
Đăng nhập
Giỏ hàng
Bạn đang có 0 sản phẩm trong giỏ hàng
Xem giỏ hàng
Sản Phẩm Hot
Hỗ trợ trực tuyến



The Gioi Con Trung